an ninh 24 giờ qua mạng lưới nhà thông minh Smart Home

0. Tổng Quan

Đảm bảo an ninh 24 giờ qua mạng lưới bảo vệ của nhà thông minh Smarthome đang nhận được rất nhiều sự chú ý và quan tâm của người dân Việt Nam.

Các nguy cơ đột nhập, cháy nổ luôn tìm ẩn trong mỗi gia đình. Nhưng những nỗi lo sẽ được san sẻ phần nào qua hệ thống bảo vệ của ngôi nhà thông minh Smart Home.

Hãy tìm hiểu Nhà thông minh đảm bảo an ninh 24h như thế nào? Và cách nó vận hành ra sao? trong bài viết ngắn dưới đây.

1. Đảm bảo an ninh 24 giờ qua mạng lưới bảo vệ của nhà thông minh Smarthome là gì?

Một ngôi nhà thông minh Smart home có khả năng đảm bảo an ninh 24h thông qua hệ thống cảm biến và cấu trúc lệnh thi hành thông báo, báo động và xử lý. Gia chủ có thể điều khiển và kiểm các chế độ an ninh của ngôi nhà thông minh qua chiếc điện thoại Smart Phone.

2. An ninh 24h qua mạng lưới nhà thông minh bao gồm những gì?

hệ thống an ninh nhiều lớp cho ngôi nhà thông minh

Hệ thống này gồm 2 phần chính là mạng lưới cảm biến và thiết bị thi hành:

Hệ thống cảm biến chính là những bức tường vô hình giúp phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.

Một mạng lưới đầy đủ bao gồm rất nhiều lớp. Nếu ở Việt Nam thì tôi khuyến nghị bạn sử dụng 5 lớp bảo vệ gồm:

2.1. Cảm biến chống vượt rào:         

Đây là các những loại cảm biến sử dụng công nghệ tia hồng ngoại khoảng cách xa. Với khoảng cách tối đa lên đên 500m.

Những cảm biến này thường được gắn xung quanh các hàng rào. Đặc biệt là các biệt thự, nới mà xung quanh là các bức tường rào. Mỗi cảm biến gồm 1 bộ phát và 1 bộ nhận hồng ngoại.

Các bộ này có tối thiểu 2 tia cho dòng phổ thông và 4 đến 8 tia cho dòng cao cấp.

2.2. Cảm biến chuyển động sân ngoài:

Là những cảm biến chuyển động sử dụng cộng nghệ Passive infrared sensor –  PIR. Được thiết kế theo hình dáng gắn tường thường gắn ở các góc tường, cửa ra vào. Mục đích là phát hiện các chuyển động nhiệt (Thương là con người hoặc các động vật lớn như chó to).

2.3. Cảm biến cửa:

Đây là lớp bảo vệ thứ 3 của hệ thống. Tất cả các cửa đều có các cảm biến cửa thông minh. Chúng giúp phát hiện việc nạy cửa, cửa mở trái phép hoặc kính bị vỡ. Thật lòng là không thể đột nhập vào nhà mà không đi qua các cửa.

2.4. Tổ hợp cảm biến trong nhà:

Bên trong nhà sẽ là tổ hợp của rất nhiều cảm biến. Cảm biến chuyển động PIR, cảm biến phát hiện khói, cảm biến nhiệt, cảm biến chóng rò nước,… Tất cả chúng đều có thể tích hợp vào hệ thống nhà thông minh Smart Home. Chỉ cần phát hiện nguy cơ nào tìm ẩn sẽ thông báo ngay với bạn.

2.5. Cuối cùng là Camera an ninh 24h:

Đây là những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống an ninh. Chúng chính là mắt thần để bạn có thể quan sát ngôi nhà.

Hãy chọn những loại camera an ninh 24h có chức năng phát hiện chuyển động, tùy chỉnh được khu vực báo động. Đây là những chức năng hỗ trợ sức mạnh tổng thể của hệ thống. Ngày nay, các camera ứng dụng công nghệ thông minh AI nhận diện khuôn mặt đang rất phát triển. Chúng có thể giúp gia tăng thêm khả năng an ninh của ngôi nhà. Thông báo về những khuôn mặt lạ thường hay xuất hiện trong phạm vi camera quan sát. 

Lưu ý: Ngoài chức năng trên thì việc chọn hãng cung cấp camera cũng quan trong không kém. Vụ việc lộ ảnh nhạy cảm của Văn Mai Hương trong thời gian gần đây là lời cảnh báo. Qua đó hãy chọn những hãng có tên tuổi, hạn chế sử dụng camera xuất xứ, thương hiệu Trung Quốc. Vì thường mọi thông tin, hình ảnh của bạn có thể bị hãng theo dõi, khống chế để phục vụ riêng cho chính quyền.

3. An ninh 24h qua mạng lưới nhà thông minh vận hành như thế nào?

hệ thống an ninh 24 giờ

Hệ thống an ninh 24h qua mạng lưới nhà thông minh vận hành rất đơn giản và cũng rất Smart.

3.1. Kích hoạt và ngắt hệ thống báo động:

Đây là chức năng cơ bản nhất của hệ thống an ninh. Hệ thống không thể nào hoạt động nếu bạn đang ở nhà cả. Vì nếu cứ chuyển động hay mở cửa là bị động.

Hệ thống sẽ có các phím chức năng báo động như: Away Arm, Sleep Arm, Disarm (Các chức năng cơ bản trong Alarm System). Và thường được kích hoạt qua ứng dụng trên điện thoại hoặc remote.

  • Away Arm: đây là trạng thái kích hoạt báo động khi bạn đi ra ngoài và không có bất cứ ai ở nhà. Ở chế độ này thường toàn bộ 5 lớp của hệ thống được kích hoạt. Chỉ cần bị đột nhập sẽ báo động.
  • Sleep Arm: là trạng thái khi ta đi ngủ. Lúc này hệ thống báo động không được kích hoạt hết. Thường thì các cảm biến chuyển động hoặc camera nằm ở trong nhà sẽ không được kích hoạt. Vì sẽ bất tiện nếu ban đêm bạn đi vòng vòng trong nhà mà cũng báo động.
  • Disarm: chế độ này dùng để ngắt toàn bộ hệ thống báo động.

Ngoài ra với nhà thông minh bạn, có một tính năng vô cùng thuận tiện nữa là Ngữ cảnh thông minh.

Ngữ cảnh thông minh là 1 phím trên điện thoại và nút nhấn được lập trình thi hành nhiều chức năng cùng một lúc, và an ninh cũng nằm trong số đó.

Ví dụ:

  • Ngữ cảnh “Ra Ngoài”: toàn bộ hệ thống đèn, máy lạnh sẽ tắt hết, rèm của kéo lại. Tưới tiêu chuyển sang chế độ tự động hoặc theo cảm biến. Hệ thống an ninh được kích hoạt ở chế độ Away Mode.
  • Hay “Đi ngủ”: Đèn trong nhà tắt hết, máy lạnh set ở nhiệt độ 22, rèm được kéo lại. Và hệ thống an ninh được kích ở ở chế độ Sleep mode.

Bạn cũng có thể kích hoạt hệ thống an ninh thông qua giọng nói. Chỉ cần bạn trang bị thêm các loa thông minh của Amazon hay Google như Echodot, Google Home Tiếng Việt,… Hay trợ lí ảo Siri trên chiếc điện thoại Apple.

3.2. Phát hiện nguy cơ đột nhập hoặc nguy hiểm:

Như phần định nghĩa, khi phát hiện nguy cơ từ cảm biến thì hệ thống vận hành 3 bước liên tục: Thông báo, Báo động, Xử lý.

Thông báo: Sẽ có những thông báo bằng tin nhắn Pop Up, SMS hoặc Call đến điện thoại của gia chủ về những nguy cơ đang diễn ra mà cảm biến phát hiện được. Với một số hãng, hệ thống an ninh có thể gọi trực tiếp đến cơ quan bảo vệ hoặc đội phòng cháy chữa cháy nếu họ có liên kết với các cơ quan này.

Báo động: Thông báo vừa gửi đi đến gia chủ lúc này thì nhà thông minh Smart Home sẽ kích hệ hệ thống phát thanh như còi hú (95dB đến 110dB) hay kích hoạt hệ thống âm thanh đa vùng cho những lời cảnh báo đã được ghi âm sẵn. Mục đích nhằm khiến nhà của bạn dễ dàng khiến hàng xóm láng giềng nghe thấy.

Xử lý: Đây là khả năng đặc biệt chỉ khi nhà bạn sử dụng hệ thống Smart Home mới có thể làm được. Sau khi diễn ra 2 hành động trên, nhà thông minh có thể kích hoạt đồng loạt thiết bị đã được kết nối. Chúng cùng tham gia chống trộm, chống cháy, hay khí Gas….

Ví dụ:

  • Hệ thống chiếu sáng: Đèn trong nhà sẽ cùng sáng lên hết hoặc chớp nháy theo chu kỳ. Mục đích là kẻ trộm sợ hãi, hoang mang. Nếu là cháy nổ thì ngôi nhà của bạn sẽ được ánh sáng làm nổi bật trong khu vực. Từ đó hàng xóm có thể nhận biết và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
  • Hệ thống âm thanh: Còi hú và âm thanh sẽ cùng phát lên. Cùng mục đích là gây hoang mang và làm nổi bật ngôi nhà bạn với khu vực lân cận.
  • Hệ thống Rèm, Cửa tự động: Nếu là trộm cắp thì hệ thống các rèm sẽ mở toang ra hết. Các cửa cổng, cửa tự động sẽ đống mở liên tục. Hay phát hiện cháy nổ thì các cửa sẽ được kích hoạt ở chế độ luôn luôn mở. Bạn có thể thoát ra khu vực an toàn dễ dàng mà không phải loay hoay tìm kiếm chìa khóa.
  • Hệ thống tưới tiêu: hệ thống tưới tiêu cũng có thể tham gia
  • Hệ thống lưới điện: Các hệ thống Smart Home sử dụng chuẩn có dây KNX hoặc Smart Bus có kết nối điều khiển nguồn điện sẽ ngắt điện nếu có cháy nổ xảy ra. Giúp an toàn về điện.

Qua những thông tin trên, đảm bảo an ninh 24 giờ qua mạng lưới bảo vệ của nhà thông minh Smarthome giúp bạn phát hiện và kiểm soát được những nguy cơ đột nhập, cháy nổ, rò khí gas có thể xảy ra đối với ngôi nhà. Smart home cũng sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực giúp bạn xử lý và phòng tránh các nguy cơ.

Scroll to Top