Giấc ngủ quan trọng như thế nào và Tác động tiêu cực của “mất ngủ”
Nhiều nghiên cứu cho thấy rõ rằng “Mất ngủ” là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe. Những người mất ngủ hoặc thiếu ngủ được kiểm tra bằng cách sử dụng một chương trình giả lập lái xe hoặc bằng cách thực hiện một nhiệm vụ phối hợp tay, chân và mắt, và kết quả là họ thực hiện nó một cách tồi tệ thậm chí còn tệ hơn so với những người đang say rượu. Thiếu ngủ cũng làm gia tăng tác dụng của rượu bia trên cơ thể, do đó, một người mệt mỏi khi uống rượu sẽ trở nên suy yếu hơn nhiều so với người được nghỉ ngơi đầy đủ.
Tài xế mệt mỏi do thiếu và mất ngủ là nguyên nhân của khoảng 100.000 vụ tai nạn xe cơ giới và 1500 người chết mỗi năm, theo Cơ quan an toàn giao thông quốc gia. Caffeine và các chất kích thích khác không thể khắc phục ảnh hưởng của việc thiếu và mất ngủ nghiêm trọng. Tổ chức phi lợi nhuận về giấc ngủ – Sleep Foundation nói rằng nếu bạn gặp khó khăn khi giữ đôi mắt của bạn tập trung quan sát, nếu bạn không thể ngừng ngáp, bạn có lẽ đã quá buồn ngủ để lái xe một cách an toàn.
Tinh Dầu Hỗ Trợ Giấc Ngủ Nếu Bạn Cần
Giấc ngủ giúp gì cho chúng ta?
Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu chính xác lý do tại sao con người cần phải ngủ, nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy giấc ngủ là cần thiết cho sự sống còn. Ví dụ, trong khi những con chuột bình thường sống trong khoảng từ hai đến ba năm, thì những con chuột bị thiếu giấc ngủ REM chỉ tồn tại trung bình khoảng 5 tuần và những con chuột bị mất tất cả các giai đoạn ngủ chỉ sống được khoảng 3 tuần. Những con chuột bị mất ngủ cũng phát triển nhiệt độ cơ thể thấp và lở loét ở đuôi và bàn chân của chúng. Các vết loét phát triển mạnh mẽ do hệ thống miễn dịch của chuột bị suy yếu. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu và mất ngủ ảnh hưởng toàn diện đến hệ thống miễn dịch, thần kinh, tuần hoàn theo những cách vô cùng bất lợi và cực kỳ nguy hiểm.
Giấc mơ và giấc ngủ REM

Chúng ta thường dành hơn 2 giờ mỗi đêm để mơ. Các nhà khoa học không biết nhiều về cách thức hoặc lý do tại sao chúng ta lại mơ. Chỉ sau năm 1953, khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên mô tả REM ở trẻ sơ sinh đang ngủ, các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu nghiên cứu kỹ về giấc ngủ và giấc mơ. Họ sớm nhận ra rằng những trải nghiệm kỳ lạ, phi logic mà chúng ta gọi là giấc mơ hầu như luôn xảy ra trong giấc ngủ REM. Trong khi hầu hết các động vật có vú và chim có dấu hiệu ngủ REM, thì bò sát và các động vật máu lạnh khác thì không.
Giấc ngủ REM bắt đầu với các tín hiệu từ một khu vực ở đáy não. Những tín hiệu này truyền đến một vùng não gọi là đồi thị, chuyển tiếp chúng đến vỏ não – lớp ngoài của não chịu trách nhiệm học tập, suy nghĩ và tổ chức thông tin. Chúng cũng gửi tín hiệu vô hiệu hóa các tế bào thần kinh trong tủy sống, gây tê liệt tạm thời các cơ bắp và các chi. Nếu có thứ gì đó cản trở tình trạng tê liệt này, mọi người sẽ bắt đầu thực hiện các hoạt động thể chất trong giấc mơ của họ – một vấn đề nguy hiểm hiếm gặp có tên là rối loạn hành vi giấc ngủ REM. Chẳng hạn, một người đang mơ về một trận bóng, có thể chạy dài vào đồ đạc hoặc mù quáng tấn công ai đó đang ngủ cạnh bên trong khi cố gắng bắt một quả bóng trong giấc mơ – hiện tượng này còn gọi là “Mông Du”
Giấc ngủ REM kích thích các vùng não được sử dụng tiếp thu kiến thức, học tập. Điều này có thể quan trọng đối với sự phát triển não bình thường trong giai đoạn trứng nước, điều này sẽ giải thích tại sao trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian cho giấc ngủ REM hơn người lớn. Giống như giấc ngủ sâu, giấc ngủ REM có liên quan đến việc gia tăng sản xuất protein. Một nghiên cứu cho thấy giấc ngủ REM ảnh hưởng đến việc học các kỹ năng nhất định. Một người đã được dạy một kỹ năng nào đó và sau đó chìm vào ngủ giấc ngủ REM có thể nhớ lại những gì họ đã học được sau tỉnh giấc, trong khi những người không ngủ được giấc ngủ REM thì không thể.
Ngoài giấc ngủ REM thì giấc ngủ còn có 4 giai đoạn khác ở trước giai đoạn REM, tìm hiểu thêm Tại đây.
Những Tác Hại Tiêu Cực Của Thiếu và Mất Ngủ

1. Tác động của giấc ngủ đến hệ thần kinh
Giấc ngủ dường như cần thiết cho hệ thống thần kinh của chúng ta hoạt động chính xác và khỏe mạnh. Ngủ quá ít khiến chúng ta buồn ngủ và không thể tập trung vào ngày hôm sau. Nó cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ và hiệu suất vật lý đồng thời làm giảm khả năng thực hiện các phép tính toán học. Nếu việc thiếu ngủ tiếp tục, ảo giác và thay đổi tâm trạng bắt đầu xuất hiện. Một số chuyên gia cho biết giấc ngủ giúp cho các tế bào thần kinh đã được sử dụng rất nhiều trong khi chúng ta thức có được cơ hội tạm nghỉ và tự sửa chữa chính nó. Thiếu ngủ dẫn đến các tế bào thần kinh trở nên kiệt quệ năng lượng hoặc bị ô nhiễm với các sản phẩm phụ của các hoạt động tế bào bình thường đến mức chúng bắt đầu tự gặp trục trặc, hư hỏng và chết dần – từ đó dẫn đến các bệnh nguy hiểm như U não, alzeimer.
2. Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ở trẻ em như thế nào?
Ở giai đoạn giấc ngủ sâu (Giai đoạn 3,4 và REM của giấc ngủ) là thời điểm não bộ giải phóng hormone tăng trưởng ở trẻ em và thanh niên. Nhiều tế bào cơ thể cũng cho thấy sự gia tăng sản xuất và giảm sự phân hủy protein trong khi ngủ sâu. Vì protein là khối xây dựng cần thiết cho sự phát triển của tế bào và để sửa chữa thiệt hại từ các yếu tố ảnh hưởng lúc ban ngày như căng thẳng Stress và tia cực tím.
Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy một số kiểu tín hiệu thần kinh nhất định mà chuột tạo ra vào ban ngày được lặp lại trong giấc ngủ sâu. Sự lặp lại mô hình này có thể giúp mã hóa ký ức và cải thiện trí nhớ.
Tóm Lược
Thiếu và mất ngủ mang đến những tác hại vô cùng lớn đến sức khỏe cũng như hiệu suất công việc vào ban ngày. Hãy luôn đảm bảo là bạn luôn luôn có một giấc ngủ đầy đủ và khỏe mạnh. Làm sao để bạn biết mình phải ngủ ngủ bao nhiêu là đủ, chúng ta cần bao lâu để đi vào giấc ngủ hay ngủ như nào để có chất lượng tốt nhất, hãy xem một bài viết mà tối đã đề cập đến vấn đề trên Tại Đây.
Rất mong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về giấc ngủ và các tác động tiêu cực của việc mất ngủ. Bài viết tiếp theo tối sẽ đề cập đến những “Bệnh Tật” liên quan đến giấc ngủ. Cảm ơn quý đọc giả.