loại hình nhà thông minh và trí thông minh của nhà thông minh

0. Tổng Quan

Bạn có biết loại hình nhà thông minh có mấy loại không? Hay mức độ trí thông minh Smart Home hiện nay đang nằm ở đâu? Đây sẽ là những câu hổi đáng lưu tâm nếu như bạn đang có mong muốn lắp đặt nhà thông minh Smart Home cho ngôi nhà của mình.

Dưới đây tôi sẽ chia sẻ để bạn có cái nhìn tổng quan về các thể loại nhà thông minh Smart home ở Viêt Nam

1. Loại hình nhà thông minh Smart Home hiện nay

Bóng đèn thông minh

Theo những kiến thức của tôi về Smart Home, hiện tại tôi chia làm 2 loại chính như sau:

1.1. Smart Home với thiết bị có chức năng sử dụng.

1.1.1. Định nghĩa: 

Những loại thiết bị thông minh này là những thiết bị đơn lẻ có chức năng sử dụng được ngay. Bạn không cần phải lắp đặt cả một hệ thống. Những thiết bị này có khả năng kết nối với nhau qua sóng. Và điều khiển, kiểm soát qua điện thoại Smart Phone hoặc bằng giọng nói với Siri hay Google Assistant.

Ví dụ:

  • Bóng đèn thông minh: Khi bạn mua loại bóng đèn này bạn có thể sử dụng được ngay. Chỉ cần thay vào vị trí bóng đèn cũ trong nhà là bạn có thể điều khiển bóng đèn đó với điện thoại.
  • Máy lạnh, tủ lạnh kết nối wifi: Khi bạn mua những loại máy lạnh, tủ lạnh này thì sau khi lắp đặt thì bạn hoàn toàn có thể điều khiển chúng từ xa qua điện thoại Smart Phone.

1.1.2. Cách kết nối của thiết bị:

Những thiết bị loại này thường sử dụng kết nối bằng sóng (Wifi, Zigbee, Z-waves, RF,…). Nhưng phổ biến nhất là sử dụng sóng Wifi, một số ít sử dụng kết nối Zigbee. Do sử dụng sóng để giao tiếp nên tất cả các thiết bị đơn lẻ này sẽ được kết hợp lại với nhau để tạo thành hệ thống Smart Home hoàn chỉnh.

1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm:

Ưu điểm:

  • Do thiết bị có chức năng rõ ràng, bạn có thể dễ dàng lắp đặt, sử dụng. Không cần phải tích hợp, đấu nối thêm bất kỳ thiết bị nào khác.
  • Điêu khiển chuyên sâu công năng của các thiết bị thông minh đó. Bạn có để điều khiển mọi chức năng của bóng đèn như sáng mờ, sáng tỏ, đổi màu sắc. Hay máy lạnh bạn có thể kiểm soát mọi chức năng như hẹn giờ, vị trí Swing, Eco, chế độ Mode,… Tủ lạnh bạn có thể điều khiển nhiệt độ làm lạnh, làm mát hay các chế độ tiết kiệm năng lượng khác.
  • Áp dụng cực dễ dàng đối với nhà ở đã hoàn thiện hoặc đang sử dụng. Chỉ cần thay thiết bị vào vị trí các thiết bị cũ là xong.

Nhược điểm:

  • Độ bền của thiết bị không cao: Đối với các bóng đèn thì giao động 2-3 năm và hỏng nhanh hơn nếu tần suất sử dụng nhiều. Hay vị trí lắp đặt bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao.
  • Sử dụng rất nhiều ứng dụng app để điều khiển: Vì chiếu sáng, Điều hòa, Máy lạnh, Chuông cửa,… thường là những ứng dụng riêng. Cũng như có rất nhiều hãng cung cấp thiết bị công nghệ gia dụng như Samsung, LG, Panasonic. Ai cũng muốn khách hàng sử dụng hệ sinh thái riêng của mình. Vì hãng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, tăng doanh thu cho hãng.
  • Giá thành cho những sản phẩm này thường cao chót vót: Ví dụ một bóng đèn thông minh giá cao gấp 10-12 lần so với một bóng đèn bình thường cùng công suất. Hay một chiếc máy lạnh có khả năng kết nối internet và điều khiển qua điện thoai thì giá cao hơn 5-8 triệu đồng so với sản phẩm cùng phân khúc.
  • Kết nối không dây bằng sóng thường kém ổn định trong không gian lớn, có nhiều vật cản.

Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế, nhưng thể loại Smart Home này vẫn được một số người lựa chọn vì sự đơn giản trong lắp đặt và cấu hình. Những ngôi nhà hoàn thiện có thể lắp đặt được. Chỉ cần thay thiết bị mới vào vị trí các thiết bị cũ. Khách hàng chủ yếu của loại hình trên là những người yêu công nghệ, thích sự trải nghiệm.

nhà thông minh có dây

1.2. Loại hình nhà thông minh với thiết bị dùng để điều khiển

Đây là mô hình Smart Home phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Hãy cùng Nhân tìm hiểu loại hình này là gì? Cũng như những ưu và nhược điểm của nó. Và lý do tại sao lại được người dân Việt Nam rất ưu chuộng, ưu ái chọn lựa cho gia đình mình.

1.2.1. Định Nghĩa: 

Smarthome với thiết bị dùng để điều khiển là những thiết bị được chế tạo ra với công năng điều khiển một thiết bị, vật dụng khác. Và những thiết bị này có khả năng kết nối với nhau qua dây tín hiệu hoặc sóng. Và điều khiển được qua điện thoại hoặc trợ lý ảo trí thông minh nhân tạo như Apple Siri hoặc Google Assistant.

Ví dụ:

  • Các công tắc thông minh: Chúng dùng để điều khiển On/Off các bóng đèn chiếu sáng thông thường ở nhà. Hay những thiết bị như máy nước nóng, máy lạnh với nhu cầu kiểm soát nguồn điện đang tắt hay mở.
  • Điều khiển hồng ngoại: Dùng để phát các lệnh hồng ngoại có mã lệnh giống hệt Remote. Qua đó có thể điều khiển mọi thiết bị như TV, Máy Lạnh, Máy chiếu,… bằng chiếc điện thoại Smart Phone và bằng giọng nói.

1.2.2 Phương thức kết nối:

Loại hình này thường sử dụng các chuẩn kết nối có dây tín hiệu và kết nối không dây. 

Các kết nối có dây thường theo 2 chuẩn phổ biến hiện nay là KNX và Smart Bus. Với chuẩn KNX ta thường sử dụng các dây đồng 2 lõi (AWG). Dây dùng để truyền tín hiệu và nguồn điện (Thường dùng nguồn 24V – 48V). Còn với chuẩn Smart Bus ta cần sử dụng dây Cáp mạng (Cat5e hoặc Cat6) để truyền tín hiệu và nguồn điện.

Còn đối với kết nối không dây bằng sóng thì thường sử dụng Zigbee, Wifi và Z-waves. Sóng smart home phổ biến nhất tại Việt Nam là Zigbee và Wifi. Z-waves được sử dụng phổ biến tại các quốc giá Âu-Mỹ, nhưng ở Việt Nam khá hạn chế vì tần số sóng bị trùng lặp với sóng viễn thông. Nếu bạn sử dụng Z-waves thì đôi lúc sóng điện thoại hoặc mạng 4G,5G có thể bị nhiễu.

1.2.3 Những ưu và nhược điểm của loại hình nhà thông minh điều khiển

Ưu điểm:

  • Đa dạng về mặt giải pháp: Vì khả năng tích hợp và điều khiển được rất nhiều thiết bị khác nhau: Đèn, Rèm, Cửa cổng, cửa cuốn, TV, Máy Lạnh, Tưới tiêu, hệ thống an ninh,…
  • Độ bền sản phẩm cao: Vì chỉ có chức năng điều khiển nên việc sử dụng tương đôi không nhiều. Độ bện trung bình là 5-7 năm. Đối với các thương hiệu lớn, uy tín và chất lượng đến từ Âu – Mỹ thì độ bền có thể lên đến 10-15 năm.
  • Nhiều mẫu mã với thiết kế đẹp, sang trọng: Ngoài biến ngôi nhà trở nên “Be Smart” hơn thì chúng còn làm tăng vẻ đẹp, độ sang chảnh cho ngôi nhà.
  • Độ ổn định cực cao nếu bạn chọn sử dụng các thiết bị kết nối bằng dây tín hiệu: Các hãng lớn ở Âu-Mỹ thường cung cấp các thiết bị có kết nối như thế này.
  • Giá thành cực kỳ phải chăng với đủ mọi phân khúc và tình hình tài chính của khách hàng: Bạn không có nhiều tài chính thì có thể chọn sản phẩm Trung Quốc hoặc Việt Nam. Nếu tốt hơn thì có thể chọn hàng Việt Nam cao cấp hoặc một số hãng ngoại khác. Ngược lại nếu tài chính của bạn không thành vấn đề thì các hãng Châu âu là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Bạn có thể tham khảo thêm giá cả lắp đặt một ngôi nhà thông minh trong bài “Lựa chọn giải pháp nhà thông minh Smart Home nào phù hợp với nhu cầu của mình?”

Nhược điểm:

  • Hạn chế rất nhiều trong khâu tư vấn lắp đặt: Chỉ những ngôi nhà đang còn thiết kế, đang ở giai đoạn phần thô hoặc phải sửa chữa lại hết thì mới ứng dụng được. Còn nhà hoàn thiện rồi và đang ở thì không thể nào lắp đặt được. Bạn cần tính đến phương án sử dụng loại trên.
  • Việc lắp đặt, cấu hình và sử dụng tương đối phức tạp: Có liên quan nhiều đến thiết kế vị trí, thi công lắp đặt và điện 220V AC. Do đó sẽ khó khăn nếu bạn không phải là một người sành sỏi về mặt công nghệ, điện, điện tử. Vì vậy bạn nên cần một người hay đơn vi để tư vấn lắp đặt giải pháp nhà thông minh Smart Home có kinh nghiệm, có kiến thức.

2. Loại hình nhà thông minh Smart Home hiện nay

Hiện tại theo đánh giá của cá nhân tôi thì Smart Home hiện tại đang ở mức tự động, điều khiển linh hoạt và kiểm soát. Bạn hoàn toàn có thể tạo những hoạt cảnh tự động cho ngôi nhà. Hay điều khiển linh hoạt với các phím hoạt cảnh đa chức năng (Ra ngoài, tiếp khách,…). Điều khiển ở bất kì đâu trên thế giới qua điện thoại Smart Phone. Hoặc ra lệnh bằng giọng nói khi bạn ở nhà với Siri và Google Assistant. Mọi trạng thái của các thiết bị điện được kết nối với Smart home bạn đều kiểm soát được qua hiển thị trên ứng dụng điện thoại.

Trong tương lại, khi mà công nghệ AI hay trí tuệ nhân tạo phát triển vượt bậc. Lúc này những hệ thống Smart Home sẽ có trí thông minh, khả năng tư duy, tự vận hành 100% theo những thói quen, ngữ cảnh và hành động của gia chủ.

Tóm lại, sau bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về nhà thông minh hiện tại có 2 loại hình chính. Cũng như là trí thông minh hiện tại của Smart Home chỉ ở mức tự động, điều khiển linh hoạt và kiểm soát. Nếu bạn đang hào hứng và thích thú với Smart Home thì có thể đọc thêm các bài biết về Smart Home trên Website của Nhân nhé. Cảm ơn.

Scroll to Top