
Nhà thông minh smart home là gì? Chuẩn kết nối KNX, Zigbee là gì? Các giải pháp điều khiển thông minh
0. Tổng Quan
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, nhà thông minh Smart Home đã không còn xa lạ gì nữa, đặc biệt là đối với người dân Việt Nam nói chung, Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Số lượng nhà ở, căn hộ, dự án sử dụng giải pháp Smart Home ngày càng nhiều, vì những tiện ích nó mang lại là quá tuyệt vời.
1. Nhà thông minh Smart Home là gì?
Nhà thông minh (Smart Home) là một thuật ngữ, nó dùng để chỉ những ngôi nhà hiện đại mà các thiết bị ở đó như: Đèn chiếu sáng, hệ thống an ninh, thiết bị cơ điện, thiết bị điện tử trong nhà. Và các thiết bị này được tự động hóa, thiết lập ngữ cảnh cho trước và điều khiển từ xa thông qua ứng dụng App điện thoại thông minh smart phone, máy tính bảng tablet, máy tính xách tay laptop. Ngoài ra, hiện tại bạn có thể điều khiển bằng giọng nói thông qua các trợ lý ảo Apple Siri, Google Assistant hoặc Amazon Alexa.
Smart Home là một nhánh của IOT ( Internet Of Things). IOT bao gồm toàn bộ những thứ gì xung quanh ta đều được kết nối Online với nhau: Xe, Nhà, Điện Thoại, Giao Thông, Xã Hội thậm chí là chính con người

2. Ứng dụng của nhà thông minh vào đời sống?
Nhà thông minh ngày nay được ứng dụng rộng rãi vào nhà ở cá nhân nhưng hiện tại nó được ứng dụng vào rất nhiều nơi khác nhau để giúp hệ thống vận hành trơn tru, tiết kiệm thời gian, điện năng, tiền bạc và tăng hiệu quả công việc gấp đôi.
- Văn Phòng Thông Minh – Smart Office
- Tòa Nhà BuildingThông Minh – Smart Buiding
- Khách Sạn Khách Sạn Thông Minh – Smart Hotel
- Trường Học Thông Minh – Smart School
- Bệnh Viện Thông Minh – Smart Hospital
- Thành Phố Thông Minh – Smart City
3. Tại sao bạn là cần một ngôi nhà thông minh?
– Điều khiển từ xa chiếu sáng, TV, Điều Hòa, Tưới Tiêu, Mở Cửa, Hệ thống an ninh,… qua Smart Phone kết nối Internet hoặc giọng nói với các trợ lý ảo như Apple Siri, Google Assistant, Amazon Alexa.
– Hiển thị được trạng thái On/Off của các đèn hoặc thiết bị. Qua đó giúp kiểm soát tất cả các thiết bị tiêu hao nhiều điện như đèn, điều hòa, máy nóng lạnh. Ngoài ra nó còn giúp phòng tránh các trường hợp “Quên”. Bạn hoàn toàn có thể xử lý từ xa qua ứng dụng App trên điện thoại thông minh, máy tính bảng tablet.
– Khả năng hẹn giờ, tự động thông minh giúp ngôi nhà có thể tự vận hành. Thậm chí dù cả nhà bạn đi chơi xa, nhưng ngôi nhà cứ vẫn vận hành như vẫn có người ở nhà. Thường được ứng dụng vào tự động chiếu sáng, tưới tiêu và hệ thống an ninh.
– Cảm biến thông minh giúp kiểm soát chất lượng môi trường sống, phát hiện chuyển động để điều khiển chiếu sáng thông minh.
– An ninh 24/7 với 4 lớp bảo vệ thông minh, giúp ngôi nhà chống đột nhập, xâm phạm. Tin nhắn đột nhập sẽ gửi đến điện thoại của bạn, đồng thời nhà thông minh sẽ cùng tham gia chống trộm cùng.
– Tiên đoán trước các sự cố tràn nước, cháy nổ, rò rỉ khí gas, chập điện hay các loại khí độc như CO, CO2,…
– Và còn nhiều thứ thú vị khác nữa,…
4. Điều gì làm nên một thiết bị thông minh? Và các loại hình nhà thông minh
Thiết bị thông minh là một thiết bị điện tử có khả năng giao tiếp qua tín hiệu Sóng hoặc Dây tín hiệu. Chỉ một thiết bị thông minh thì không thể làm nên một ngôi nhà thông minh, mà nó là tập hợp vô số các thiết bị thông minh khác nhau và được chia làm 2 dạng chính:
1) Thiết bị thông minh (chức năng sử dụng ngay)
- Đây là dạng được phát triển trong thời gian gần đây. Các thiết bị thường giao tiếp với nhau qua các chuẩn sóng phổ biến như Zigbee, Wifi, Z-wave, Bluetooth, RF,…
- Các thiết bị này thường là một thiết bị có công dụng hoàn chỉnh. Ví dụ như 1 bóng đèn thông minh, máy lạnh thông minh, Tủ lạnh thông minh, …..
- Các dạng thiết bị này thường rất dễ sử dụng và cài đặt, vì nó là một thiết bị có công dụng hoàn chỉnh. Do đó bạn cần có ứng dụng App để điều khiển một cách chuyên sâu về thiết bị đó.
- Nhược điểm là nếu không sử dụng 1 hệ sinh thái chung thì sẽ có khá nhiều ứng dụng App, dễ khiến bạn bối rối và khó sử dụng. Ngoài ra giá thành thiết bị thông minh loại này thường cao gần gấp đôi những sản phẩm thường mọi người nên lưu ý.
2) Thiết bị thông minh điều khiển (Chỉ chức năng điều khiển)
- Tiếp theo là dạng lắp đặt và cấu hình. Thường là những thiết bị Smart Home kết nối dây theo các chuẩn Smart Bus, KNX, RS485, RS232,… và cả không dây như Zigbee, Wifi, Bluetooth, RF,…
- Mô hình của dạng này là cung cấp những thiết bị mang tính chất điều khiển. Ví dụ như công tắc cảm ứng, bộ thu phát hồng ngoại, cảm biến,….
- Ưu điểm là giá thành tốt, sử dụng để điều khiển rất nhiều thứ trong cùng một ứng dụng APP và dễ sử dụng, khả năng mở rộng điều khiển nhiều giải pháp trong nhà như âm nhạc, TV, Bình Nóng Lạnh,.
5. Những loại kết nối nào áp dụng cho nhà thông minh và ưu, nhược điểm?
Ngày nay, có 2 loại kết nối phổ biến được ứng dụng Nhà Thông Minh là Kết Nối Dây và Kết Nối Không Dây.
1) Kết nối có dây:
- Các chuẩn kết nối dây hiện hành mà Smart Home thường hay sử dụng: KNX, Smart Bus, Rs485, Rs232.
- Tín hiệu kết nối được truyền qua các loại dây dẫn như CAT6 8 lõi, AWG 2 Lõi , KNX Cables 4 lõi
- Ưu điểm: Nhà thông minh mà sử dụng hệ thống kết nối có dây thì tín hiệu vô cùng là ổn định, không bị nhiễu,… Ngoài ra còn rất an toàn, vì những hệ thống kết nối bằng dây tin hiệu thì 100% là sử dụng điện DC (Điện 1 chiều). Thông thường là 24V DC hoặc 48V DC và hầu như không có 1 mạng điện 220V AC nào ẩn trong tường cả. Thay vào đó các đường điện 220V AC đều tập trung tại 1 tủ trung tâm và cách biệt hoàn toàn với phần còn lại của ngôi nhà.
- Nhược điểm: Với những ưu điểm nổi trội thì nhược điểm duy nhất của hệ thống có dây chính là sự rườm rà trong lắp đặt. Đối với những ngôi nhà hoàn thiện thì sẽ không thể chuyển sang dùng Smart Home được. Và giá thành sẽ nhỉnh hơn đôi chút so với hệ thống sử dụng kết nối không dây.

2) Kết nối không dây
- Các chuẩn kết nối không dây phổ biến dành cho Smart Home là: Zigbee, Wifi, Z-Waves, Bluetooth Low Energy, RF
- Tín hiệu được truyền đi hoàn toàn bằng sóng, tôi muốn nhấn mạnh là “sóng”. Nó là những thứ vô hình như sóng viễn thông 3G, 4G, 5G, sóng Radio hoặc sóng truyền hình vậy đó. Chúng hoạt động ở nhiều tầng số khác nhau có đơn vị Hertz (Hz).
- Ưu điểm: Với hệ thống không dây thì ưu điểm hoàn toàn ngược lại với hệ thống có dây trên. Không dây cực kì dễ lắp đặt đặc biệt là những ngôi nhà đã hoàn thiện cũng có thể chuyển sang sử dụng Smart home được. Và giá cả thì phải chăng hơn, nhưng có một số sản phẩm Trung Quốc thì rẻ vô đối và chất lượng thì cũng “Vô Đối” không kém.
- Nhược điểm: Thiếu ổn định hay bị nhiễu, đây là tính chất bất di bất dịch của sóng và rất khó kiểm soát. Nó phụ thuộc rất nhiều vào môi trường truyền xung quanh. Ngày nay công nghệ sóng phát triển rất mạnh nhưng cũng chỉ hạn chế một phần nào về sự thiếu ổn định. Trong dân dụng, chính kết cấu bê tông, cốt thép, vách gỗ, tường dày hay vật dụng trong nhà là nguyên nhân gây nhiễu hoặc chặn sóng. Do đó nhiều trường hợp một số thiết bị cách xa bộ phát sóng trung tâm thường mất tín hiệu thường xuyên, không thể điều khiển được, gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng.

6. Nhà thông minh gồm những thiết bị nào?
Nhà thông minh trong tương lai sẽ là tất cả các thiết bị điện tử trong ngôi nhà bạn như: Tử lạnh, TV, Máy Lạnh, Cơm điện, Máy Tính, Camera,… và những giải pháp như chiếu sáng, tưới tiêu, an ninh,…
7. Nhà thông minh gồm những thiết bị và giải pháp nào?
Ở phần này, tôi nhấn mạnh nhà thông minh theo hướng giải pháp điều khiển chứ không phải là một hệ sinh thái thiết bị hoàn chỉnh. Vì ở Việt Nam, Smart Home ứng dụng theo hướng giải pháp điều khiển chiếm đa số.

1) Điều Khiển Chiếu Sáng:
- Sử dụng hệ thống các công tắc cảm ứng thông minh có thể kết nối với nhau để điều khiển đèn chiếu sáng trong nhà thay vì chỉ dùng công tắc cơ học bình thường.
- Công tắc cảm ứng thường thiết kế theo hướng hiện đại, sang trọng trọng, bắt mắt. Các phím cảm ứng hợp thời đại kèm theo đèn led sáng giúp dễ thao tác vào ban đêm.
2) Điều Khiển Máy Lạnh và TV:
- Sử dụng các module thu, phát tia hồng ngoại để điều khiển. Những module này có khả năng lưu nhớ được gần 1000 lệnh hồng ngoại khác nhau. Vì vậy ta có thể lưu hết mã lệnh hồng ngoại của Remote Máy Lạnh, TV vào đây. Từ đó, bạn chỉ cần dùng điện thoại thông minh điều khiển, module sẽ phát lại tín hiệu giống hệt với các Remote đã lưu lúc trước.
- Với hệ thống này bạn hoàn toàn có thể điều khiển máy lạnh, TV với hầu như đủ mọi chức năng. Bạn hoàn toàn kiểm soát từ xa thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
3) Đóng và Mở Rèm Cửa:
- Hệ thống rèm cửa tự động thông qua nhà thông minh vô cùng tuyệt vời và dễ lắp đặt. Rèm cửa ở đây là loại rèm sử dụng động cơ điện. Các động cơ được kết nối vào hệ thống nhà thông minh thông qua tín hiệu sóng hoặc dây. Do vậy, một khi đã kết nối được với nhà thông minh thì bạn hoàn toàn có thể điều khiển qua điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc hẹn giờ hoặc sắp đặt hoạt cảnh.
4) Cảm biến thông minh:
- Là một giải pháp tuyệt vời cho một ngôi nhà thông minh và hiện đại. Các cảm biến có thể cảm nhận được sự hiện diện của con người từ đó mà bật tắt đèn, tự kích hoạt hệ thống an ninh, chống trộm hay các ngữ cảnh đặc biệt.
- Cảm biến có nhiều loại như cảm biến nhiệt, hồng ngoại, cảm biến từ hay siêu âm,.. tất cả chúng đều được tích hợp vào hệ thống nhà thông minh được.
5) Đo đạc thông số môi trường sống:
- Đo đạc thông số môi trường sống là khả năng rất hay của nhà thông minh. Chúng đo lường ánh sáng (Lux), độ ẩm(%), chất lượng không khí trong ngoài nhà. Qua đó phối hợp với các giải pháp khác để cùng làm cân bằng các chỉ số đồng thời thông báo tin nontifications đến điện thoại gia chủ.
6) Cảnh báo an ninh đột nhập, cháy nổ:
- Hệ thống an ninh của nhà thông minh kết hợp của nhiều loại cảm biến khác nhau. Các cảm biến giúp phát hiện đột nhập, các nguy cơ cháy nổ: Rò Gas, Khói, khí độc CO,… Qua đó phối hợp cùng các thiết bị thông minh khác như công tắc, còi hú, gửi tin nhắn. Chúng cùng nhau chống trộm và thông báo hiện trạng nhanh nhất cho khách hàng.
7) Hoạt cảnh thông minh:
- Đây là khả năng có 1 không 2, chỉ có nhà thông minh hoàn chỉnh mới làm được. Hoạt cảnh thông minh tức là chỉ cần một cham thì rất nhiều các thiết bị thông minh trong nhà đồng thời hoạt động.
- Ví dụ: Hoạt cảnh Ra Ngoài: Toàn bộ đèn, máy lạnh, TV, … đều đồng loạt tắt hết, tất cả rèm của đóng lại, hệ thống An ninh được kích hoạt chế độ Away và hệ thống tưới tiêu tự động được kích hoạt.
8) Tự Động Vận Hành:
- Đây là chức năng nguyên thủy nhất của Smart Home. Bạn có thể cấu hình tự động cho ngôi nhà nếu đi vắng dài ngày thì đèn tự mở va tắt về đêm. Nó giúp ngôi nhà cứ như có người đang sinh hoạt mặc dù bạn đang đi xa dài ngày.
9) Kết Nối thiết bị ngoại vi: Cửa cổng, cửa cuốn,…:
- Ngày nay, Smart Home có thể kết nối đến nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau. Đặc biệt là động cơ cửa cổng, cửa cuốn. Với nhu cầu gia chủ có thể mở cửa từ xa cho người thân nếu gia chủ vắng nhà.
10) Camera chuông cửa:
- Hiện nay là thời đại Nghe và Nhìn. Do đó hệ thống chuông cửa có hình ra đời thay thế cho nút chuông cũ. Chúng được tích hợp luôn camera quan sát và khả năng đàm thoại 2 chiều. Qua đó giúp người trong nhà có thể giao tiếp với người đến mà không cần phải xuống mở cửa, tránh nguy cơ lừa đảo hoặc những sự việc đáng tiếc khác.
11) Camera CCTV giám sát 24/7:
- Camera ngày nay đã là một phần không thể thiếu đối với các căn nhà hiện đại. Chúng có giá thành ngày một rẻ và chất lượng video ngày cao. Chúng là mắt thần giúp ta quan sát từ xa mọi thứ đang diễn ra, hạn chế được các tình huống đáng tiết xảy ra. Camera hiện tại có thể tích hợp công nghệ AI để nhận diện khuôn mặt. Giúp gia tặng độ tiện dụng và sức mạnh cho “mắt thần”.
12) Quản lý nguồn điện tiêu thụ:
- Ngoài đồng hồ của điện lực, bạn có thể gắn thêm đồng hồ điện thông minh để quản lý điện năng tiêu thụ. Loại đồng hồ này chỉ có một số hãng Smart Home mới có. Bạn có thể cài đặt định mức điện năng tiêu thụ hàng tháng kèm theo giá điện. Giám sát lượng điện năng tiêu thụ từ xa qua điện thoại thông minh.
13) Âm thanh đa vùng:
- Là một giải pháp kèm theo mang tính giải trí và thư giãn. Âm thanh đa vùng được tích hợp chung một ứng dụng App với Nhà Thông Minh cho phép bạn dễ dàng thao tác. Kèm theo đó cho phép các hoạt cảnh có thể điều khiển luôn âm thanh. Từ đó, nó giúp ngôi nhà trở nên tiện nghi, thú vị và đẳng cấp hơn.
14) Đèn led 16 triệu màu, đèn nháy Party:
- Những vùng LED chớp nháy, chạy màu với vô số màu sắc tuyệt vời. Qua đó nó giúp không gian sống trở nên sinh động, tràn đầy sức sống và tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà.
15) Khóa cửa thông minh:
- Khóa cửa vân tay ngày nay có thể kết nối vào ứng dụng App của Nhà Thông Minh, bạn có thể mở khóa từ xa thông qua điện thoại thông minh.
8. Cần bao nhiêu giải pháp là đủ cho một nhà thông minh?
1) Căn Hộ:
- Chiếu Sáng
- Máy Lạnh, TV
- Cảm biến hiện diện
- Điều Khiển Khóa Cửa (Lựa chọn thêm)
2) Nhà Phố
- Chiếu sáng
- An Ninh
- Cảm biến hiện diện
- Máy lạnh, TV
- Camera CCTV
- Chuông hình (Lựa chọn thêm)
- Điều khiển cửa cuốn, cửa cổng (Lựa chọn thêm)
- Rèm (Lựa chọn thêm)
3) Biệt Thự
- Chiếu sáng
- An Ninh
- Cảm biến hiện diện
- Máy lạnh, TV
- Điều khiển cửa cuốn, cửa cổng
- Chuông hình
- Camera an ninh
- Tưới tiêu tự động
- Rèm (Lựa chọn thêm)
4) Mua trải nghiệm
- Bạn nên lắp full cho 1 phòng khác thôi để trải nghiệm, nếu sau này quá thích thú với sự tiện lợi, sang trọng của nó thì hãy lắp hết những giải pháp mình cho là cần thiết.
5) Mua vì sự đẳng cấp
- Bạn nên lắp Full giải pháp để được trải nghiệm sự đẳng cấp và sự tốt nhất.

9. Những câu hỏi thắc mắc về nhà thông minh Smart Home
1) Giá cả nhà thông minh có đắt không?
- Smart Home ngày nay đã không còn đắt đỏ như thập kỷ trước đó nữa, vì thế giới đang chuyển mình sang kỷ nguyên công nghệ 4.0. Một hành tinh mà mọi thứ sẽ được kết nối lại với nhau và ngôi nhà cũng vậy. Hiện tại, nguồn cầu và nguồn cung đang đồng đều nên giá cả đang tốt hơn xưa rất nhiều.
- Do đó giá cả một ngôi nhà thông minh hiện tại giao động từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Nếu là biệt thự, lâu đài và nhu cầu sử dụng full cho đẳng cấp thì giá cả có thể lên đến gần 1 Tỷ.
2) Thiết bị nhà thông minh có bền hay không?
- Độ bền của nhà thông minh giao động từ 7 đến 10 năm. Trong khoản thời gian đó thì chỉ hư hỏng một vài thiết bị, bạn có thể tìm đến nhà cung cấp để mua thiết bị mới thay thế.Vì vậy, sau khoản 10 năm bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc thay thế hệ thống khác để trải nghiệm.
3) Chế độ bảo hành của các hãng nhà thông minh như thế nào?
- Trung bình thời gian bảo hành của các hãng Smart Home tại Việt Nam là 2-3 năm. Có những hãng bảo hành lên đến 5 năm, nhưng đổi lại họ lại tăng giá sản phẩm lên để bù lại cho phần bảo hành này.
4) Hệ thống nhà thông minh có hay bị lỗi không?
- Lỗi là vấn đề cũng rất ít khi xảy ra khi mà đã cấu hình hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Vấn đề thường xảy ra tối đa trong 1 tháng đầu tiên sau khi hoạt động. Vì là mặt hàng điện tử thì sẽ có một số thiết bị sẽ hư trong khoản thời gian đầu. Vì vậy, chỉ cần đổi mới là ổn cả thôi. Nhưng đối với các sản phẩm kết nối với nhau bằng Sóng thì thường xảy ra hiện tượng tự mất kết nối do đường truyền sóng bị nhiễu.
5) Lắp đặt Smart Home trong giai đoạn nào là tốt nhất?
- Như tôi đã đề cập thì bạn có thể lắp ở mọi giai đoạn của căn nhà: phần thô, hoàn thiện hoặc đang sử dụng.
- Nhưng tốt nhất là nhà đang thiết kế, xong phần thô hoặc sửa chữa lại. Vì sẽ có những vấn đề kỹ thuật để Smart Home hoạt động cần chuẩn bị ở những giai đoạn này.
6) Nhà đã hoàn thiện và đã vào ở thì có lắp được nhà thông minh hay không?
- Nhà đã hoàn thiện thì có thể sử dụng dạng thiết bị Nhà Thông Minh có công năng sử dụng hoàn chỉnh: Điều hòa, tủ lạnh, TV có kết nối wifi, có ứng dụng App, Bóng đèn có kết nối sóng Zigbee hoặc RF,…
10. Các hãng nhà thông minh nào uy tín tại Việt Nam?
Các tiêu chí đánh giá Nhà Thông Minh của tôi:
1) Xuất xứ: bạn phải quan tâm đến xuất xứ đầu tiên, thường những hãng giá rẻ trung quốc sử dụng rất mau hư và thiếu ổn định.
2) Giá cả: Giá cả cũng là băn khoăn của rất nhiều người, rẻ thì thích, đắt thì phải đắng đo. Nhưng có câu “tiền nào của nấy” các bạn ạ. Bạn mua hàng Trung Quốc giá bèo thì dùng cho vui thôi, chứ để lâu dài và quy mô lớn thì “Trời ơi”.
3) Kết nối hệ thống: Hệ thống kết nối qua dây tín hiệu sẽ đạt độ ổn định cực cao và giá cả thì đắt hơn một chút so với dạng sóng. Còn nếu nhà bạn không gian nhỏ thì nên chọn không dây về độ tiện lợi và giá thành thấp hơn.
4) Độ thẩm mỹ: Thẫm mỹ cũng rất quan trọng, nhiều lúc bạn mua sản phẩm nào đó vì đẹp thôi. Hiện tại đa số các sản phẩm Smart Home đều đã cải thiện giao diện của các thiết bị “Interface” với người dùng rồi. Chắc chắn là đẹp gấp trăm lần các công tắc cơ bằng nhựa cổ điển rồi.
– Các hãng đang cung cấp hệ thống nhà thông minh dùng dây:
- TIS Smart Home (Mỹ)
- HDL Smart Home (Singapore)
- Lutron Smart Home (Mỹ)
- Schneider Smart Home (Pháp)
- Seimens Smart Home (Đức)
- Fibaro Smart Home (Hà Lan)
- Mobieyes Smart Home (Úc)
- Creston Smart Home (Mỹ)
- …
– Hệ thống không dây:
- Lumi Smart Home (Việt Nam)
- BKAV Smart Home (Việt Nam)
- TIS Smart Home (USA)
- ACIS Smart Home (Việt Nam)
- Onsky Smart Home (Việt Nam)
- ….
11. Tương lai nào cho cho nhà thông minh?
– Tương lai cho ngôi nhà thông minh sẽ giống như những phim viễn tưởng về tương lại của Hollywood. Bạn có thể điều khiển ngôi nhà bằng giọng nói một cách dễ dàng. Ngôi nhà có thể nhận diện được bạn hoặc người lạ để cảnh báo. Nhận dạng cử chỉ, trạng thái để hiệu chỉnh ngôi nhà cho phù hợp với hoàn cảnh của gia chủ,…